Hội MTXDVN tập hợp các Hội viên chủ yếu nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực liên quan đến môi trường xây dựng, trong đó có các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Vì vậy Hội coi công tác NCKH là trọng tâm của Hội, cũng là nguồn cung cấp kinh phí chủ yếu cho các hoạt động của Hội. Các đề tài NCKH của Hội chủ yếu làm với Bộ Xây dựng, thường trong lĩnh vực xây dựng Tiêu chuẩn, Quy chuẩn quốc gia.
Một số hoạt động KHCN trong giai đoạn 2015-2021:
1.Xây dựng Tiêu chuẩn, Quy chuẩn
(1)QCVN 09:2013/BXD do các Chuyên gia của Hội soạn thảo. Năm 2017 được tái bản bổ sung. Tuy nhiên Chuyên gia của Hội vẫn tiếp tục hoàn thiện một số nội dung cho phù hợp điều kiện Việt Nam, như phần mềm tính toán OTTV, tính toán hiệu quả kết cầu che nắng (GS. TS. Trân Ngọc Chấn).
(2)QCVN 07:2016/BXD do các Chuyên gia của Hội soạn thảo, là bản tái bản lại QCVN 07:2010/BXD (có bổ sung thêm 1 QC về Công trình hào và tunnel) .
(3)Năm 2020-2021, BXD đã ký Hợp đồng NCKH soát xét, điều chỉnh, bổ sung QCVN 07:2016. Hội đã tập hợp các Chuyên gia trong và ngoài Hội thực hiện đề tài NCKH này với 10 QC thành phần.
(4)Một số TCVN về các lĩnh vực môi trường kiến trúc-xây dựng, khí hậu, cung cấp nước và thoát nước, chất thải rắn, âm thanh, ánh sáng trong và ngoài công trình đã được các Chuyên gia soạn thảo và Hội đồng cấp Bộ nghiệm thu và đưa vào áp dụng thực tế.
(5)Một số Hội viên, UV BCH Hội giữ trách nhiệm chính trong các Công ty, Viện nghiên cứu, Trung tâm đã hoạt động hiệu quả trong nghiên cứu khoa học, sản xuất phục vụ xã hội. Chúng tôi đang thu thập số liệu để báo cáo trong Đại hội VII.
2. Tổ chức hội thảo khoa học, tuyên truyền về Phát triển công trình xanh tại Việt Nam:
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 6 coi « Phát triển Công trình xanh » là trọng tâm công tác của Hội, Hội đã tổ chức Hội thảo khoa học (01) và Diễn đàn khoa học về Phong trào CTX thế giới và iệt Nam :
(1)Hà Nội năm 2016 : Hội thảo «Tuần lễ kiến trúc xanh Việt Nam». Tham gia trong Ban tổ chức và Báo cáo khoa học. Hội MTXDVN đã phối hợp với Viện phát triển thành phố Xanh tổ chức cuộc thi , chấm thi và trao giải thưởng cho 12 Đồ án tốt nghiệp Sinh viên xuất sắc của 11 trường đại học đạt các tiêu chí Kiến Trúc Xanh. Chủ tịch Hội đã tham gia tham luận báo cáo chính tại Hôi thảo Phát triển Kiến trúc Xanh Việt Nam. Năm ….
(2)Đà Nẵng : Năm 2016 Chi hội MTXD Đà Nẵng, phối hợp cùng trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, Khoa kiến trúc ĐHBK Đà Nẵng và Hội KTS Đà Nẵng tổ chức Báo cáo về « Phong trào CTX trên thế giới & thiết kế kiến trúc xanh ở Viêt Nam ».
Đến tham dự ngoài Hội viên của hai Chi Hội MTXD & KTS, còn có các nhà khoa học và đặc biệt đông đảo sinh viên các trường ĐH trong thành phố.
(3) TP Hải Phòng : Hội đã phối hợp cùng Hội bảo vệ môi trường thành phố Hải Phòng và Hội bất động sản Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng ứng dụng Quy Chuẩn kỹ thuật quốc gia 09-2013/BXD vào thực tiễn thiết kế và xây dựng công trình sử dụng năng lượng hiệu quả” tháng 10-2015 tại Hải Phòng.
(4) TP Hồ Chí Minh : Tổ chức báo cáo tuyên truyền về CTX, Kiến trúc xanh tại Câu lạc bộ « Kiến trúc xanh thành phố » 10/2015, tại các trường ĐH Tôn Đưc Thắng và ĐH Kiến trúc TP Hồ Chí Minh năm 2017.
(5) Hội thảo khoa học tại Hà Nội : Tháng 12/ 2019 Hội MTXDVN phối hợp với Hội Lạnh & ĐHKK Tổ chức Hội thảo khoa ”Giải pháp công nghệ & kỹ thuật phát triển công trình xanh và đô thị xanh tại Việt Nam”.
(6) Hoạt động của các Trung tâm, Chi hội, Cty của Hội viên
Hội MTXDVN đã ký kết hợp tác với PANASONIC Nhật bản xây dựng tiêu chuẩn TCVN về Chất lượng không khí bên trong nhà
TT Môi trường đô thị và công nghiệp:
Thực hiện đề tài Bộ Xây dựng :“Tập huấn, truyền thông về công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng”. Đã thực hiện xong và nghiệm thu BXD.
Thực hiện Đề tài Bộ XD 2017-2018 : “Khảo sát, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí trong các công trình văn phòng, đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường, giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí”
TTNC VKH kiến trúc và môi trường:
Từ năm 2009 đã phát triển « máy tự động phân loại rác thải » từ thế hệ 1 đến thế hệ thứ 7. Được « Cấp bằng độc quyền sáng chế năm 2013.
Đã chuyển giao cho Đồng Nai 4/2020 máy công suất 15 tấn / giờ. Hiện nay đã chế tạo tổ hợp máy công suất >20 tấn / giờ.
Nghiên cứu triển khai « Giải pháp hữu ích xử lý và phân loại chất thải rắn sinh hoạt đô thị ».
Năm 2017 – 2018 « chế tạo lò đốt rác thải rắn thế hệ 1 » tại Nam Trực, Nam Định. Được « Cấp bằng độc quyền sáng chế 5/2020.
Đang đề xuất mô hình « Nhà máy xử lý rác 100 – 150 tấn / ngày » với mục tiêu thu hồi 5-15% Polime để tái chế, sản xuất 25-30% mùn hữu cơ sinh học
Đã được « Cấp bằng độc quyền sáng chế 12/2014.