Ngày 5/6/2025 năm nay sẽ là ngày Môi trưởng thế giới với chủ đề “ Đánh bại chất thải nhưa” nhằm hướng tới những nỗ lực quyết liệt, mạnh mẽ của tất cả các quốc gia, sự tham gia của tất cả các nghành, cộng đồng.
Với nhận thức về bảo vệ môi trường, thực hiện xu hướng phát triển xanh, ngành xây dựng, kiến trúc trên thế giới đã có nhận thức khá sớm về tác hại của chất thải nhựa và đã có nhiều hành động cụ thể, được ghi nhận. Những cách tiếp cận được xã hội, các nhà chuyên môn đánh giá cao là:
1.Xây dựng những công trình công cộng từ vật liệu nhựa tái sử dụng.
Năm 2010, một công trình khá lớn do Arthur Huang ở Đài Loan đã xây dựng bằng 1.52 triệu chai nhựa tái sử dụng. Xây thành một tòa nhà triển lãm rộng tới 2.186 m2. Công trình có tên là EcoArk đặt tại Taipei International Flora Expo. Tường được xây bằng 480,000 viên gạch chai nhựa.Công trình có thể chịu được động đất, cháy, gió bão. Công trình cũng đã có sức lan tỏa lớn đến phong trào sử dụng nhựa tái chế, chống ô nhiễm rác thải nhựa trên toàn Đài Loan.

Tòa nhà EcoARK pavilon xây dựng năm 2010 tại triển lãm Taipei In ternational Flora Expo.

(Nguồn: https://inhabitat.com/amazing-plastic-bottle-architecture-withstands-earthquakes-in-taipei/)
2. Xây dựng công trình sử dụng chai nhựa trong cộng đồng
Trong cộng đồng cũng có nhiều giải pháp để tận dụng các chai nhựa cũ xây các công trình nhỏ như nhà vườn, nhà ươm cây. Các công trình này quy mô nhỏ những chủ yếu nhằm lan tỏa thông điệp gìn giữ môi trường trước hiểm họa chất thải nhựa.

Ngôi nhà vườn tận dụng các chai nhựa cũ. (L.A. Mỹ)
(Nguồn: https://altasea.org/creative-reuse-a-crafty-solution-to-ocean-pollution/plastic-bottle-greenhouse).

Một số cách tận dụng chai nhựa cũ để làm nhà vườn: Sử dụng ống tre xuyên qua chai nhựa để làm tường
3.Xây dựng công trình tái sử dụng chai nhựa Tại Việt Nam:
Tại Việt Nam cũng có một số KTS, người dân tiên phong trong việc sử dụng chai nhựa làm vật liệu xây dựng.
Năm 2014. KTS Hoàng Thúc Hào và SV Vũ Xuân Sơn làm một ngôi nhà bằng tre, chai nhựa rộng 6 m2 để ươm rau, mầu, thích hợp với đặt ngoài vườn. Tường kết hợp mái sử dụng tre xuyên qua các chai nhựa.

Nguồn: https://schoolgardening.rhs.org.uk/resources/project/building-a-bottle-greenhouse
Năm 2019 tại huyện đảo Lý Sơn đã có anh Nguyễn Lợi xây nhà của mình từ hơn 6000 vỏ chai nhựa, đã có lan tỏa trong việc thúc đẩy gìn giữ môi trường cho đảo, chống ô nhiễm rác thải nhựa. Chai nhựa được nhồi cát, xây thành tường, kết hợp cột gạch chịu lực.

Tường xây bằng chai nhựa nhồi cát kết hợp trụ gạch chịu lực trên đảo Lý Sơn.
Năm 2023 tại quận Long Biên Hà Nội cũng có ngôi nhà thuộc nhóm Tuệ Viên Organic farm được làm từ hơn 9.000 vỏ chai nhựa. Công trình rộng 10 m2. Cũng theo cách nhồi cát vào chai để xây thành tường. cửa số làm từ chai có đựng nước.
4.Nhựa tái chế có thể được sử dụng trong các công nghệ xây dựng

Những vật liệu này đều có thể sử dụng nhựa tái chế để hạ giá thành, đồng thời cũng quay vòng được thời gian sử dụng của nhựa, tránh thải ra môi trương.
Như vậy có thể thấy khả năng sử dụng nhựa tái chế vào công tác xây dựng, kiến trúc là cao. Vượt nên giá trị sử dụng đó là sự truyền tải thông điệp gìn giữ môi trường, rất cần được khuyến khích là lan tỏa hơn nữa.
Hùng Cường. Hội MTXDVN