Các thách thức ô nhiễm môi trường không khí đô thị nước ta và đề xuất các giải pháp giảm thiểu
Trong báo cáo trình bày các thách thức về ô nhiễm môi trường không khí đô thị nước ta (TSP, PM10, CO, NOx, SO2, Pb và mức ồn), các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí đô thị
Trong báo cáo trình bày các thách thức về ô nhiễm môi trường không khí đô thị nước ta (TSP, PM10, CO, NOx, SO2, Pb và mức ồn), các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí đô thị như sau:
- Tiến hành kiểm kê nguồn thải ô nhiễm không khí.
- Quan trắc chất lượng môi trường không khí và thông tin môi trường.
- Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn thải ô nhiễm không khí (nguồn thải giao thông, nguồn thải công nghiệp, nguồn thải từ hoạt động xây dựng và nguồn thải sinh hoạt).
- Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường không khí.
- Đánh giá tác động của ô nhiễm đối với sức khoẻ cộng đồng và kinh tế.
- Phát triển diện tích cây xanh trong thành phố.
- Nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng.
Tác giả kiến nghị các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí đến năm 2020 như sau:
[B][I]a) Chỉ tiêu cơ bản:[/I][/B]
- Chỉ số chất lượng không khí AQI ≤ 100;
- Mức ồn trung bình giờ cạnh các đường phố ≤ 75 dBA.
[B][I]b) Các chỉ tiêu phụ:[/I][/B]
- Chỉ tiêu diện tích cây xanh đô thị trên 10 m2/người;
- Tất cả các ôtô, xe máy đều đạt tiêu chuẩn khí thải EURO 3;
- Tỷ lệ hành khách đi bằng phương tiện giao thông công cộng đạt trên 40%;
- Tỷ lệ xe cơ giới chạy bằng nhiên liệu sạch chiếm trên 20%;
- 100% nguồn khí thải công nghiệp đều đạt TCVN 5939-2005, TCVN 5940-2005;
- Tỷ lệ số hộ gia đình đun nấu bằng gas đạt 90% ở nội thành và 50% ở ngoại thành.
Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam