Tin tức
Chủ Nhật, 30/11/2014
Giới thiệu Dự án Làng nổi TOHOKY – Nhật Bản
Các kiến trúc sư thuộc hãng Sako tại Tokyo và Bắc Kinh đã đưa ra ý tưởng “làng nổi” Tohoku; họ coi đây là một chiến lược để xây dựng một khu vực có khả năng tự tồn tại trong suốt thời gian xảy ra thiên tai hoặc các tình huống khẩn cấp. Địa điểm của dự án là khu vực Tohoku, Nhật Bản.
[B]I. Giới thiệu chung[/B]
 
Các kiến trúc sư thuộc hãng Sako tại Tokyo và Bắc Kinh đã đưa ra ý tưởng “làng nổi” Tohoku; họ coi đây là một chiến lược để xây dựng một khu vực có khả năng tự tồn tại trong suốt thời gian xảy ra thiên tai hoặc các tình huống khẩn cấp. Địa điểm của dự án là khu vực Tohoku, Nhật Bản. Các kiến trúc sư của dự án đã đưa ra một giải pháp có tính dài hạn cho người dân sống trên làng hay các khu vực thấp xung quanh làng- những người luôn gặp khó khăn trong việc phải di chuyển nhanh chóng tới vị trí an toàn ở các đồi núi cao. Giải pháp này là một lựa chọn cho cư dân sống tại các trang trại bằng phẳng hoặc ở khu vực lân cận cảng cá. Các hòn đảo độc lập này được kết nối với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện hữu để làm giảm tổng chi phí xây dựng; khi xảy ra thiên tai hoặc tình huống khẩn cấp, chúng sẽ trở thành các hạng mục độc lập, hoạt động riêng biệt và sẽ cùng tồn tại với biển, đại dương.
 
Các hạng mục xây dựng mới trong dự án sẽ bao gồm khu ở, trường học, khu vui chơi giải trí, chợ hoặc các hạng mục cấp thiết khác; đặc biệt sẽ sử dụng lại phần gạch, đá vụn còn lại từ sau các trận động đất gần đây.
 
[IMG]/images/tohuko1.jpg[/IMG]
 
[I]Hình 1. Phối cảnh một hòn đảo thuộc làng Tohoku[/I]
 
[B]II. Giới thiệu chi tiết[/B]
 
Làng nổi Tohoky là ý tưởng thiết kế cụm đảo nhân tạo ở vùng Tohoku, Nhật Bản. Cụm đảo này được thiết kế để trở thành những cấu trúc cảnh quan nằm trên cao ở Thái Bình Dương. Dự án này sẽ phục vụ nhu cầu về chỗ trú ẩn cho người dân sống trong và xung quanh những vùng đất thấp khi xảy ra tình huống khẩn cấp, đặc biệt là sóng thần. Đây là dự án do các kiến trúc sư thuộc hãng Sako có trụ sở ở Tokyo và Bắc Kinh thực hiện.
 
Một đô thị trong khu vực này đang được phát triển theo kế hoạch xây dựng làng nổi. Khi các điều kiện phục vụ cho dự án sẵn sàng, việc xây dựng mỗi một đảo nhân tạo dự kiến mất khoảng 3 năm và có thể hoạt động trong vòng 200 năm. Chi phí xây dựng và phục hồi sẽ được giảm bớt nhờ tận dụng cơ sở hạ tầng đã có sẵn.
 
Các hòn đảo dạng đồi sẽ giảm thiểu khó khăn cho người dân trong việc di chuyển tới khu vực an toàn trên đỉnh đồi khi thiên tai xảy ra. Dự án làng nổi được trông đợi sẽ đảm bảo an toàn cho người dân sống ở vùng ven bờ biển. Các ngôi làng được thiết kế có cơ sở hạ tầng tổng hợp để làm nơi ở và trú ẩn lâu dài khi cần thiết. Những ngôi nhà ở đây cũng sẽ bảo vệ cho người dân chống lại lũ lụt và mưa lớn. Chi phí để phát triển một hòn đảo vào khoảng ¥30-35bn (tương đương 372-434 triệu USD). Phát triển dự án như vậy sẽ mở đường cho việc thúc đẩy các ngành công nghiệp trong vùng và tạo ra nhiều ngành nghề khác nhau.
 
[IMG]/images/tohuko2.jpg[/IMG]
 
[I]Hình 2. Phối cảnh chim bay hòn đảo đặt khu ở và công trình công cộng[/I]
 
[B]Thiết kế ý tưởng “Làng nổi Tohoku” với mục tiêu giảm thiểu tác động tới môi trường[/B]
 
[B] [/B]Hòn đảo với 3 tầng cao có dạng oval làm giảm tác động mạnh của sóng lên kết cấu. Chúng có khả năng dâng cao lên 20m so với mặt nước biển. Mỗi một đảo rộng có khoảng 90,000 m2 không gian đa mục đích ở các tầng khác nhau. Trong thiết kế đề xuất cũng sẽ có một vịnh nước nhỏ để bảo vệ các loài cá nuôi ở địa phương.
 
Hầu hết các đảo đều được phát triển để trở thành nơi tập trung của 100 đến 500 đơn vị ở. Các tầng nằm dưới các tòa nhà, công trình cung cấp 240 chỗ đỗ xe. Các hòn đảo phục vụ việc ở sẽ có khu dự trữ, trạm nhiên liệu và xử lý chất thải, cơ sở giáo dục mầm non, trung tâm cộng đồng và trạm xá. Các nhà máy công nghiệp, các hạng mục chế biến nông sản và hải sản được đặt ở các hòn đảo phục vụ thương mại.  
 
Cụm đảo được nối với đảo trung tâm để hình thành nên các thị trấn và làng mạc. Đảo trung tâm sẽ có các khu mua sắm, cơ quan quản lý, kinh doanh, trường học, trung tâm thể dục thể thao, trường tiểu học, khu vực hành chính, khu giải trí và bệnh viện đa khoa.
 
Những hòn đảo này sẽ trở thành các hạng mục hoạt động độc lập khi cần thiết.Vùng phát triển ngoại ô sẽ bao gồm khu vực phi thuế quan, khu nhà cao tầng, một sòng bạc rộng 60,000 m2 và một khác sạn để thu hút du lịch.
 
[IMG]/images/tohuko3.jpg[/IMG]
 
[I]Hình 3. Phối cảnh chim bay hòn đảo đặt các đơn vị ở[/I]
 
[B]Mục đích của dự án đảo nhân tạo sau các thảm họa động đất ở Nhật Bản[/B]
 
[B] [/B]Các thị trấn và làng mạc ở vùng Tohoku thuộc phía Đông Bắc Nhật Bản đã bị phá hủy hoản toàn sau trận động đất xảy ra vào tháng 3 năm 2011. Trận động đất kinh hoàng mang tên mang tên “Đại miền đông Nhật Bản” (số 311) có sức công phá lớn nhất trong số các trận động đất cùng loại ở Nhật và kéo theo một trận siêu sóng thần sau đó.
 
Chính phủ Nhật Bản đã lên kế hoạch tổ chức sắp xếp các cộng đồng địa phương lên vùng núi bằng việc phát triển các thị trấn “kiểu mới”. Phương án Làng nổi Tohoku sẽ giảm được các chi phí đi kèm và cho phép cộng đồng ngư dân và nông dân sống gần bờ biển; đồng thời cho phép các cư dân sống cùng với đại dương, gần gũi với các gia đình, trang trại và cảng cá.
 
[I][IMG]/images/tohuko4.jpg[/IMG][/I]
 
[I]Hình 4. Lối vào đảo đặt các đơn vị ở khi chưa xảy ra thiên tai[/I]
 
[I][IMG]/images/tohuko5.jpg[/IMG][/I]
 
[I]Hình 5. (Từ trái sang phải, từ trên xuống) Cụm các hòn đảo, góc nhìn từ máy bay và hòn đảo phục vụ chức năng giải trí[/I]
 
[I][IMG]/images/tohuko6.jpg[/IMG][/I]
 
[I]Hình 6. Cấu trúc hòn đảo đặt các đơn vị ở[/I]
 
[I] [/I]
 
[I][IMG]/images/tohuko7.jpg[/IMG][/I]
 
[I]Hình 7. Cấu trúc hòn đảo trung tâm[/I]
 
[I] [/I]
 
[I][IMG]/images/tohuko71.jpg[/IMG][/I]
 
[I] [/I]
 
[I][IMG]/images/tohuko72.jpg[/IMG][/I]
 
[I] [/I]
 
[I][IMG]/images/tohuko8.jpg[/IMG][/I]
 
[I] [/I]
 
[I][IMG]/images/tohuko9.jpg[/IMG][/I]
 
[I] [/I]
 
[I][IMG]/images/tohuko10.jpg[/IMG][/I]
 
[I] [/I]
 
[B]Sự thôi thúc từ các dự án phát triển của quốc tế và mục tiêu an toàn[/B]
 
[B] [/B]Ý tưởng về dự án làng Tohoku được thôi thúc từ những dự án phát triển khu ở tương tự ở Puycelci, Pháp và Korcula, Croatia. Các khu định cư được phân bố đều sẽ trở thành các thành phố nén sinh thái thân thiện.
 
Các cấu trúc của hòn đảo nằm cao hơn so với mặt nước biển sẽ làm giảm nguy cơ bị phá hủy. Chúng có một số tính năng an toàn như cổng cường lực tự động nằm phía sau hòn đảo sẽ đóng khi có cảnh báo sóng thần.
 
Các mặt bên của hòn đảo có các thang khẩn cấp để người dân có thể trèo lên cao. Các khối đất có khả năng tự duy trì nhờ năng lượng từ các nguồn tái tạo, bao gồm năng lượng điện hydro, địa nhiệt, mặt trời, và năng lượng gió, cùng với năng lượng dự trữ từ pin hoạt động nhờ i-ôn li-ti. Điều này sẽ giúp các hệ thống điện ở các hòn đảo hoạt động độc lập, không bị phụ thuộc vào lưới điện chung.
 
[B] Giải pháp về kết cấu[/B]
 
[B] [/B]Làng nổi Tohoku sẽ dùng lại các phế thải còn sót sau thảm họa để giảm chi phí xây dựng. Khoảng 100,000 m2 gạch vụn bị vỡ động đất được dùng để đắp phần nền của 8 hòn đảo phục vụ việc ở, tạo nên cảnh quan nổi của các hòn đảo này.
 
Nền móng bằng bê tong tròn được đóng với cột thép vào sâu bên trong nền đá cứng. Tường chịu lực phía ngoài dày 50cm bằng bê tông cường lực. Sàn phía dưới cùng được chia thành các gian đề phân bố lực nén và đồng thời cũng tạo ra các không gian tiện ích.
 
[B]Những đơn vị tham gia dự án làng nổi độc đáo ở Nhật Bản[/B]
 
[B] [/B]Đơn vị thiết kế kết cấu: hãng PLUSONE; đơn vị thiết kế hệ thống điện, cơ khí: SOGO; tư vấn vận hành hệ thống: Quantum Leaps; tư vấn hạ tầng: ULTRA Technica; giảm sát chất lượng: Futaba.
KTS. Ngô Hoàng Ngọc Dũng (Tổng hợp từ internet)

Video clip


Hội môi trường xây dựng việt nam

Thư viện ảnh


Đơn vị thành viên

Quảng cáo