Hoạt Động Hội
Thứ Tư, 15/1/2014
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam họp với nhóm chuyên gia bàn về năng lực cạnh tranh (Phiên họp sáng ngày 09-01-2014)
Như tôi đã thông báo kết luận của Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam trong cuộc họp Hội Đồng ngày 31/12/2013: trong quý 1, 2014, mỗi tháng Phó Thủ Tướng (PTT) sẽ mời các chuyên gia độc lập của Hội đồng ( gồm 8 người không phải là quan chức đến trao đổi và dự thảo Nghị Quyết của Chính Phủ về nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) của Việt Nam.

Như tôi đã thông báo kết luận của Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam trong cuộc họp Hội Đồng ngày 31/12/2013: trong quý 1, 2014, mỗi tháng Phó Thủ Tướng (PTT) sẽ mời các chuyên gia độc lập của Hội đồng ( gồm 8 người không phải là quan chức đến trao đổi và dự thảo Nghị Quyết của Chính Phủ về nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) của Việt Nam. Theo lệnh của PPT, Văn phòng Chính Phủ đã mời các chuyên gia đến làm việc với PTT vào sáng ngày 09/01/2014 tại phòng Họp của Chính Phủ. Ngoài 8 chuyên gia lần trước tôi đã nêu tên, nay có thêm một số chuyên gia nữa, gồm các vị: Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT, Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, Lê Hồng Sơn - Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà nội và Vũ Thành Tự Anh – Giám đốc nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

Cuộc họp đã thống nhất nhận định: Xét về 12 Chỉ số NLCT toàn cầu (GCI) trụ cột của Việt Nam trong 2 năm qua thì 2 yếu tố Thể chế và Sáng tạo của Việt Nam đang yếu. Về thể chế, Việt Nam được xếp hạng 98 thế giới, đứng thứ 9 trên 10 quốc gia ASEAN, chỉ hơn mỗi Myanmar. Nhóm yếu tố sáng tạo, Việt Nam xếp hạng thứ 85 trên thế giới. Hai yếu tố sụt giảm thứ hạng mạnh so với năm ngoái là chất lượng hệ thống giáo dục (giảm 23 bậc) và chất lượng giảng dạy toán & khoa học (giảm 27 bậc). Đây là nền tảng cho nền kinh tế phát triển theo chiều sâu. Ngoài ra, chất lượng tại các trường đào tạo kỹ năng quản trị kinh doanh, quản lý của VN cũng bị đánh giá kém, xếp gần chót bảng (125/148).

Để Việt Nam bứt phá, vượt qua được giai đoạn yếu kém và nâng cao NLCT, trước hết cần phải củng cố và cải thiện 4 nhóm yếu tố cơ bản là: (1)Thể chể công và thể chế tư; (2)Hạ tầng phát triển tốt; (3)Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định; (4)Có lực lượng lao động đủ sức khỏe với nền giáo dục tối thiểu.

Đáng lo ngại  là yếu tố thể chế, lĩnh vực tụt hạng nhiều nhất (9 bậc), xếp thứ 98/148. Theo đó, một số yếu tố bị xếp hạng thấp trong lĩnh vực Thể chế bao gồm: Quyền sở hữu tài sản (113) và Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (116). Tình trạng tham nhũng và hối lộ vẫn chưa có chiều hướng cải thiện đáng kể, xếp thứ 116. Mặc dù các yếu tố về hoạt động hiệu quả của Nhà nước như tình trạng lãng phí trong chi tiêu công hay gánh nặng các quy định pháp luật cải thiện được 6, 7 bậc, song vẫn ở mức xếp hạng khiêm tốn (lần lượt là 103 và 106). Đặc biệt đáng lưu ý, năm nay tính minh bạch trong quá trình hoạch định chính sách của Việt Nam giảm sâu đến 21 bậc, xuống vị trí 121/148.  Nhìn chung, thể chế công của nền kinh tế Việt Nam so với năm ngoái chưa có tiến bộ nào đáng kể. Đối với các thể chế tư, trách nhiệm giải trình kém ở cấp độ doanh nghiệp là nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến NLCT chung của nền kinh tế.

Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam kết luận thống nhất về những đánh giá yếu kém của nước ta, và giao cho nhóm 3 chuyên gia Dự thảo Đề cương chi tiết Nghị Quyết của Chính Phủ về nâng cao năng lực cạnh tranh của nước ta trong 2 năm tới (2014-2015) và sẽ tiếp tục trao đổi vào cuối tháng.

Tại phiên họp này, tôi đã báo cáo với Phó Thủ Tướng là các chuyên gia của Hội VACNE và Hội VACEE sẵn sàng góp ý cho Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nâng cao NLCT, nhưng họ cần được thông báo trước về Dự thảo cụ thể.

GS. TSKH Phạm Ngọc Đăng

Video clip


Hội môi trường xây dựng việt nam

Thư viện ảnh


Đơn vị thành viên

Quảng cáo